Phản biện trong cuộc họp
Phản biện là một phần độc lập của cuộc họp, giống như phần "Ứng biến". Người chủ trì cuộc họp sẽ nhường sân khấu cho Người chủ trì phản biện dẫn dắt từ đó cho đến khi kết thúc phần phản biện, sau đó sẽ trả lại sân khấu cho Người chủ trì cuộc họp.
Nếu phần phản biện được lồng vào một cuộc họp cổ điển, Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục của câu lạc bộ sẽ quyết định đặt phần đó ở đâu. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên nên đặt phần đó sau các bài nói chuẩn bị sẵn (vì các diễn giả chuẩn bị sẵn sàng thường căng thẳng và muốn xong càng sớm càng tốt), và trước hoặc thay thế cho phần "Ứng biến" (nếu phần Phản biện được thực hiện trước, thì phần Ứng biến có thể sử dụng bất kỳ diễn biến nào trong phần phản biện làm nguồn cảm hứng cho các câu hỏi).
Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục quyết định lượng thời gian phân bổ cho phần phản biện, không được ít hơn 40 phút, và quyết định xem liệu phần phản biện sẽ diễn ra trong một cuộc họp "truyền thống" hay sẽ là một cuộc họp chỉ dành cho phản biện.
Chủ đề phản biện, các lập trường sẽ được bảo vệ, cũng như các đội bảo vệ cho mỗi lập trường phải được biết trước thời điểm họp. Tuy nhiên, trong chương trình họp thì chỉ ghi chủ đề và các lập trường phản biện, chứ không được ghi thành phần của các đội bảo vệ từng lập trường.
Dưới đây là gợi ý cách viết một mục trong chương trình họp:
Thứ tự nói của các đội do Người chủ trì cuộc họp quyết định trước cuộc họp bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên và gửi cho Người chủ trì phản biện.
Sự vắng mặt của một thành viên trong một đội vào ngày họp sẽ không phải là lí do để hủy phần phản biện.
Người chủ trì cuộc họp phải đảm bảo rằng các phiếu khảo sát Trước và Sau phản biện đã được in sẵn cho cuộc họp và được phát trước đó cho tất cả những người tham dự, hoặc ít nhất là đã được đặt trên bàn hoặc ghế nơi họ sẽ ngồi, cùng với bút chì hoặc bút. Các biểu mẫu của phiếu khảo sát Trước và Sau phản biện sẽ có sẵn tại cổng thương hiệu.
Cấu trúc và thời lượng
Phần phản biện diễn ra như sau (có thời lượng đề xuất):
STT
|
TÊN VÒNG
|
THỜI LƯỢNG TỐI THIỂU
|
THỜI LƯỢNG TỐI ĐA
|
---|
1
|
Giới thiệu về phần phản biện bởi Người chủ trì phản biện
|
1
|
2
|
2
|
Khảo sát trước phản biện
|
2
|
2
|
3
|
Giới thiệu các Đội và lập trường của họ
|
1
|
2
|
4
|
Giới thiệu Ban giám khảo
|
2
|
2
|
5
|
Vòng Giới thiệu
|
4 x số đội
|
6
|
Vòng Hỏi đáp
|
0
|
10
|
7
|
Vòng Thẩm vấn chéo
|
3 x số đội
|
8
|
Vòng Phản bác
|
3 x số đội
|
9
|
Vòng Hỏi đáp
|
0
|
10
|
10
|
Vòng Thẩm vấn chéo
|
3 x số đội
|
11
|
Vòng Kết luận
|
3 x số đội
|
12
|
Khảo sát sau phản biện
|
2
|
2
|
13
|
Phản hồi của Ban giám khảo
|
5
|
7
|
14
|
Kết thúc phần phản biện
|
1
|
1
|
Dưới đây là thời lượng theo số đội:
SỐ ĐỘI
|
THỜI LƯỢNG TỐI THIỂU
|
THỜI LƯỢNG TỐI ĐA
|
---|
2
|
45 phút
|
1 giờ 10 phút
|
3
|
1 giờ
|
1 giờ 25 phút
|
4
|
1 giờ 20 phút
|
1 giờ 40 phút
|
5
|
1 giờ 35 phút
|
2 giờ
|
Giới thiệu về phần phản biện
Sau khi tiếp nhận sân khấu từ Người chủ trì cuộc họp, Người chủ trì phản biện giới thiệu về chủ đề phản biện và cung cấp thông tin ngắn cơ bản về chủ đề này, chẳng hạn như lý do tại sao chủ đề này thích đáng hoặc những tin tức gần đây đã diễn ra khiến chủ đề này trở nên thú vị hoặc đáng phản biện. Người chủ trì phản biện cũng liệt kê các lập trường sẽ được bảo vệ, không bình luận về bất kỳ lập trường nào, cũng không bày tỏ sự ưa thích hay tán thành bất kỳ lập trường nào.
Các đội chưa được giới thiệu vào thời điểm này.
Giống như mọi việc ở Agora, chúng tôi cố gắng đạt được một thước đo khách quan cho thành công của mình. Mục tiêu của phần phản biện – ngoài tính giáo dục – là thuyết phục mọi người về quan điểm của bạn. Như vậy, thước đo thành công tốt nhất là liệu việc thuyết phục này có thực sự xảy ra hay không. Việc này được thực hiện bởi hai khảo sát: một khảo sát trước khi phản biện và một khảo sát sau khi phản biện.
Khảo sát trước phản biện là cuộc thăm dò ý kiến ẩn danh được tiến hành trước khi giới thiệu các đội và thành viên của họ, với mục tiêu là cố gắng có được một cái nhìn tổng thể về quan điểm thực sự của khán giả trong khi giảm thiểu ảnh hưởng có thể gây ra khi biết rằng một người bạn hoặc thành viên đồng đội nào đó ở trong một đội bảo vệ lập trường này hay lập trường kia. Tất nhiên, không thể giữ bí mật được thành phần đội, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên giảm thiểu tác động của nó.
Sau khi giới thiệu chủ đề và các lập trường phản biện, Người chủ trì phản biện sẽ đề nghị những người tham dự điền vào Phiếu khảo sát trước phản biện và nộp lại cho mình. Kết quả khảo sát không được kiểm đếm và cũng không được công bố vào thời điểm này. Việc tham gia làm khảo sát trước phản biện là tự nguyện.
Quá trình khảo sát trước phản biện và thu phiếu khảo sát không được kéo dài quá 2 phút.
Giới thiệu các đội
Sau khi tiến hành xong phần khảo sát trước phản biện, Người chủ trì phản biện sẽ giới thiệu các đội, thành viên của họ và cho biết mỗi đội đang bảo vệ cho lập trường nào. Mỗi đội nên được đặt tên theo một con số hoặc một chữ cái.
Trừ khi không thể thực hiện được, các thành viên trong đội nên ngồi hoặc đứng cùng nhau, tách biệt với các thành viên của các đội khác và khán giả. Tất cả các đội nên ở cùng một khu vực tách biệt với khán giả – trên sân khấu hoặc khu vực ghế ngồi đặc biệt trong phòng.
Sau khi giới thiệu các đội, Người chủ trì phản biện thông báo thứ tự trình bày đã được bốc thăm trước đó.
Giới thiệu Ban giám khảo
Sau khi giới thiệu các đội, nếu có Ban giám khảo phản biện, thì Người chủ trì phản biện sẽ tiến hành giới thiệu lần lượt từng giám khảo. Nếu họ không phải là thành viên câu lạc bộ, Người chủ trì phản biện cũng nên nói ngắn gọn về từng người trong số họ và trình độ của họ. Trong mọi trường hợp, Người chủ trì phản biện không được thể hiện lập trường (nếu có) của một vị Giám khảo phản biện về vấn đề đang được phản biện.
Vòng Giới thiệu
Trong Vòng Giới thiệu (tương đương với Vòng khẳng định hoặc Vòng chính phủ trong các hệ thống phản biện truyền thống), đại diện của mỗi đội giải thích về lập trường của đội mình và các lập luận bổ trợ. Người đại diện nói liên tục trong tối đa 3 phút, với thời gian gia hạn 30 giây.
Các tín hiệu thời gian bình thường được sử dụng trong phần trình bày này và Người chủ trì phản biện sẽ dừng bất kỳ người nào nói vượt quá mốc thời gian 3:30 phút.
Vòng Hỏi đáp là vòng trong đó cả Ban giám khảo phản biện và các thành viên Khán giả (theo thứ tự dưới đây) có thể đưa ra câu hỏi cho các đội. Họ cũng có thể đưa ra quan điểm của riêng mình như một phần của câu hỏi, nhưng Người chủ trì phản biện không được để những luận điểm này biến thành bài nói.
Mỗi câu hỏi không được quá 1 phút và mỗi câu trả lời cũng không được quá 1 phút. Không có thời gian gia hạn cho câu hỏi, và có thời gian gia hạn 30 giây cho câu trả lời.
Ban giám khảo là những người đầu tiên đặt câu hỏi, tiếp theo là khán giả khi ban giám khảo không còn câu hỏi nào nữa.
Các câu hỏi bám theo cũng được phép, nhưng một lần nữa, Người chủ trì phản biện nên cảnh giác để không biến việc này thành một cuộc tung hứng hoặc đối thoại.
Đối với các câu hỏi từ khán giả, người muốn hỏi một hoặc nhiều câu hỏi sẽ giơ phiếu có tên đội được hỏi và đợi Người chủ trì phản biện mời lên hỏi. Tất cả các câu hỏi phải liên quan đến chủ đề, được nêu ra rõ ràng và được giải quyết bởi một đội cụ thể.
Lý tưởng nhất là việc sử dụng các phiếu có tên đội sẽ cho phép Người chủ trì phản biện tổ chức một phiên hỏi đáp cân bằng, phân phối các câu hỏi để tất cả các đội đều nhận được một số lượng câu hỏi như nhau.
Sau khi người đó hỏi xong, Người chủ trì phản biện có thể nhường sân khấu cho đội được ám chỉ trả lời hoặc có thể tuyên bố không thể tiếp nhận câu hỏi và nêu lý do.
Vòng Hỏi đáp kết thúc khi hết giờ hoặc không còn câu hỏi nào nữa.
Vòng Thẩm vấn chéo
Vòng Thẩm vấn chéo tương tự như Vòng Hỏi đáp, trong đó, các đội được trao cho cơ hội thẩm vấn chéo những đội khác.
Thứ tự hỏi ngược lại với thứ tự nói đã được bốc thăm cho Vòng Giới thiệu (ví dụ: nếu thứ tự nói là Đội 2, Đội 3, Đội 1, thì thứ tự trong Vòng Thẩm vấn chéo sẽ là Đội 1, Đội 3, Đội 2).
Người chủ trì phản biện sẽ lần lượt nhường sân khấu cho các đội khác nhau. Như trong Vòng Hỏi đáp, câu hỏi và câu trả lời không được quá 1 phút.
Vòng Phản bác
Vòng Phản bác (tương đương với vòng Phủ định hoặc Phản đối trong các hệ thống tranh luận khác) là vòng nói thứ hai, nơi các đội có thể đưa ra các lập luận phản bác lại lập trường của các đội khác hoặc đưa ra thêm lý lẽ để bổ trợ cho lập trường của mình.
Cơ chế, thời lượng và thứ tự nói trong phần này giống như của Vòng Giới thiệu.
Vòng Kết luận
Ở Vòng Kết luận, các đội đưa ra tuyên bố cuối cùng của mình.
Trong Vòng Kết luận, không được phép có thêm tranh luận mới hay ngắt lời.
Thứ tự nói giống như ở Vòng Giới thiệu. Điều này đặc biệt quan trọng để cân bằng giữa hiệu ứng ban đầu và hiệu ứng tức thì (primacy-recency effect).
Sau khi phần phản biện kết thúc, Khảo sát sau phản biện được thực hiện. Quá trình khảo sát sau phản biện và thu phiếu khảo sát không được kéo dài quá 2 phút.
Như trong trường hợp trước, Khảo sát sau phản biện là một cuộc thăm dò ẩn danh cố gắng đánh giá xem các lập luận do những đội khác nhau trình bày có ảnh hưởng đến ý kiến của khán giả hay không.
Khảo sát sau phản biện được thực hiện bất kể cuối cùng có đạt được sự đồng thuận hay chưa. Người tham dự có thể chọn chỉ tham gia Khảo sát trước phản biện chứ không tham gia Khảo sát sau phản biện, chỉ tham gia Khảo sát sau phản biện chứ không tham gia Khảo sát trước phản biện, cả hai hoặc không tham gia.
Đây có thể là một mẫu phiếu Khảo sát sau phản biện (thiết kế có thể thay đổi):
Nếu đủ thời gian để kiểm phiếu và tổng hợp kết quả, thì kết quả của cả hai cuộc khảo sát được công bố vào cuối cuộc họp. Nếu không, kết quả sẽ được đăng trên trang web của Câu lạc bộ/nhóm WhatsApp/nhóm Facebook/blog, v.v. Nếu câu lạc bộ không có bất kỳ phương tiện nào trong số này, thì kết quả khảo sát sẽ được thông báo vào đầu cuộc họp thường kỳ tiếp theo.